Đối với những ai thích khám phá những công trình kiến trúc cổ, đền Pantheon là một trong những địa điểm không nên bỏ qua khi đến Rome. Với tuổi thọ lên đến 2000 năm, ngôi đền vẫn còn được bảo tồn cho đến nay và dần trở thành biểu tượng của nước Ý.

Đôi nét về đền Pantheon bạn nên biết

Đền Pantheon có tuổi thọ lên đến 2000 năm, là biểu tượng của nước Ý

Đền Pantheon có tuổi thọ lên đến 2000 năm, là biểu tượng của nước Ý

Đền Pantheon nằm ở thành phố Rome của nước Ý. Nơi này còn có tên gọi khác đó là “Ngôi đền của các vị thần” vì đây từng là nơi thờ các vị thần La Mã. Đây là địa điểm du lịch nổi tiếng có nhiều câu chuyện lịch sử thú vị, hãy cùng khám phá nhé!

Lịch sử lâu đời của đền Pantheon

Ngôi đền Pantheon được xây dựng lần đầu là vào đầu những năm 27 TCN. Tuy nhiên, vào năm 80 đến năm 110, công trình bị hư hỏng gần như toàn bộ bởi hoả hoạn.

Cho đến năm 118, ngôi đền mới được xây lại. Chính vì hư hại quá nhiều nên thay vì trùng tu, nơi này đã được xây dựng lại hoàn toàn và hoàn thành vào năm 124 TCN.

Ý nghĩa của đền thờ các vị thần

Pantheon trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “tất cả các vị thần” (“pan” nghĩa là tất cả còn “theos” có nghĩa là vị thần). Chính vì vậy, nơi này còn có tên thuần Việt đó là “ngôi đền của các vị thần”.

Năm 118, đền Pantheon được cho khởi công xây dựng lại toàn bộ bởi Hoàng đế Publius Aelius Hadrianus. Theo như sử sách ghi chép lại, đây là lần thứ 3 công trình này được xây dựng và trùng tu.

Với sự tôn sùng tín ngưỡng của mình, vị vua đã cho xây dựng và thiết kế ngôi đền rất kỳ công và trở thành nơi ngự trị cho các vị thần bền vững cho đến hiện tại.

Nơi này không chỉ xây dựng để thờ phụng thần linh mà còn là nơi diễn ra nhiều nghi lễ hiến tế lớn trải dài suốt hơn hai thế kỷ. Nghi lễ hiến tế động vật là một trong những nghi lễ lớn và phổ biến nhất thời bấy giờ. Việc này luôn được thực hiện hằng năm nhằm mục đích cảm ơn thần linh đã trao cho người dân mùa vụ bội thu.

Đến năm 609, đền Pantheon được trao lại cho giáo hoàng xử lý và được chính thức sử dụng làm nhà thờ bên đạo Thiên chúa giáo. Đây chính là thời khắc lịch sử quan trọng đánh dấu sự chuyển đổi to lớn từ thờ cúng các vị thần sang thờ thiên chúa của người dân Hy Lạp.

Ngoài việc tồn tại với hình thức giáo xứ, đây còn là nơi dùng để chôn cất các nhân vật lớn trong lịch sử Hy Lạp. Cụ thể là vị vua đầu tiên của nước Ý và con trai của ông, nhà soạn nhạc thiên tài Corelli, kiến trúc sư Peruzzi nổi tiếng.

Cho đến ngày nay, nơi này vẫn tiếp tục hoạt động với tư cách là nhà thờ tôn giáo và cũng là nơi tổ chức các hoạt động tôn giáo của người dân địa phương.

Những câu chuyện xoay quanh đền Pantheon

Bên cạnh nền kiến trúc cổ và giá trị lịch sử lâu đời, đền Pantheon còn có những câu chuyện vô cùng thú vị thu hút nhiều du khách. Dưới đây là một số câu chuyện điển hình khi tìm hiểu về ngôi đền nổi tiếng này.

Những câu chuyện xoay quanh đền Pantheon khá thú vị

Những câu chuyện xoay quanh đền Pantheon khá thú vị

Chiếc đồng hồ mặt trời khổng lồ

Đối với người Hy Lạp cổ đại, vật có hình bán cầu với một lỗ hổng nằm tại đỉnh được gọi là đồng hồ. Vậy này có chiều cao 43m, dài 84m và chiều rộng là 58m, đây được xem là đồng hồ mặt trời có kích thước lớn nhất thế giới được đặt tại ngôi đền Pantheon.

Một trong những sự kiện đặc biệt về vật này đó là khi hoàng đế làm lễ. Ở thời điểm đó, khi ánh mặt trời chiếu rọi vào vị vua thông qua lỗ hổng trên khối bán cầu. Điều này khiến người dân tin rằng vị hoàng đế và thiên đường có sự kết nối với nhau.

Để giải thích về nguyên lý hoạt động của “đồng hồ”, theo người dân Hy Lạp xưa, khi có ánh sáng chiếu qua đỉnh của khối bán cầu, điều này sẽ kết nối tường và mái vòm của ngôi đền với nhau.

Theo họ, ánh sáng mặt trời chính là yếu tố quan trọng giúp đồng hồ vận hành và họ có thể dự đoán về thời gian. Từ đó, đồng hồ mặt trời được phổ biến rộng rãi trên toàn khu vực La Mã.

Quá trình vận chuyển của những cây cột Corinthian

Ngôi đền Pantheon vẫn tồn tại và vững chãi theo thời gian dù đã sau hơn 2000 năm. Để xây dựng ngôi đền, hoàng đế đã sử dụng 16 cây cột Corinthian được làm từ đá cẩm thạch. Độ bền của những cây cột rất cao đối với chất liệu này nên có thể đảm bảo khả năng nâng đỡ công trình này một cách hiệu quả.

Trong suốt thời gian xây dựng, hoàng đế cho cho vận chuyển 16 cây cột với kích thước 60 tấn từ Ai Cập đến Hy Lạp. Với chặng đường 100km, người dân đã dùng xe gỗ để kéo từng cây cột từ khu vực mỏ về sông Nile.

Sau khi đã đủ số lượng, những cây cột sẽ được vận chuyển theo đường Địa Trung Hải đến cảng Ostia. Tiếp theo, số cột sẽ được chuyển đến sông Tiber – Rome bằng xà lan. Cuối cùng, chúng được mang đến ngôi đền và tiến hành dựng cột và xây đền.

Kiệt tác kiến trúc La Mã cổ đại

Đền Pantheon là công trình kiến trúc được xây dựng từ thời La Mã cổ đại. Chính vì vậy, nơi này có khá nhiều kiệt tác kiến trúc tiêu biểu, có thể kể đến như:

Mái vòm khổng lồ

Mái vòm khổng lồ tại ngôi đền Pantheon

Mái vòm khổng lồ tại ngôi đền Pantheon

Mái vòm khổng lồ là một trong những chi tiết nổi bật tại đền Pantheon. Đây được xem là là mái vòm lớn nhất thế giới trong suốt 1300 năm với đường kính 43.30m. Khoảng cách từ sàn đến đỉnh cũng có kích thước là 40.30m.

Đây là một kiến trúc độc đáo được xây dựng một cách chỉn chu từ khâu chọn vật liệu, sắp xếp và tiến hành xây dựng, mọi thứ đều được tính toán một cách chuẩn xác. Lỗ hổng trên đỉnh của mái vòm chính là con mắt của Pantheon có đường kính 7.8m, là phương tiện kết nối ngôi đền với các vị thần.

Cột Corinthian

Cột đá Corinthian - cột đá chống đỡ ngôi đền Pantheon

Cột đá Corinthian – cột đá chống đỡ ngôi đền Pantheon

Cột Corinthian là những cây cột dùng để chống đỡ ngôi đền Pantheon trong suốt hơn nghìn năm qua. Với số lượng 16 cái, mỗi cây cột có khối lượng 60 tấn, chiều cao 11.8m và đường kính là 1.5m.

Quá trình vận chuyển những cây cột này khá gian nan với quãng đường 100km từ Ai Cập đến Rome chỉ bằng những chiếc xe trượt bằng gỗ và xà lan.

Marcus Agrippa Luci filius consul tertium fecit

Dòng chữ tưởng nhớ được hoàng đế khắc ở trước mặt đền Pantheon

Dòng chữ tưởng nhớ được hoàng đế khắc ở trước mặt đền Pantheon

“Marcus Agrippa Luci filius consul tertium fecit” chính là dòng chữ được khắc đằng trước của ngôi đền Pantheon. Điều này bắt nguồn từ nhân vật Marco Marco Agrippa, con trai của Lucio, vị tổng trấn thứ ba thời La Mã cổ đại.

Dòng chữ này được khắc lên bởi vị hoàng đế Adriano nhằm để bày tỏ sự tôn kính vị tổng trấn này đã có công xây đền lần đầu tiên từ những năm 27 TCN.

Bí kíp để có chuyến tham quan đền Pantheon tuyệt vời

Để có thể tận hưởng chuyến tham quan đền Pantheon một cách trọn vẹn nhất, dưới đây là một số bí kíp hữu ích để bạn có thể tham khảo:

Để tham quan đền Pantheon trọn vẹn, bạn cần chú ý đến thời gian, cách di chuyển

Để tham quan đền Pantheon trọn vẹn, bạn cần chú ý đến thời gian, cách di chuyển

Nên tham quan vào thời gian nào?

Để có thể chiêm ngưỡng đền Pantheon của nước Ý, bạn nên chú ý đến thời gian mở và đóng cửa của địa điểm nổi tiếng này. Thời gian mở cửa sẽ bắt đầu từ 8h30 sáng đến 19h30 tối (lượt tham quan cuối cùng sẽ là 19h30 tối) từ thứ 2 đến thứ 7 hằng tuần.

Riêng ngày chủ nhật, du khách sẽ được tham quan từ 8h00 sáng đến 18h00 chiều (lượt tham quan cuối sẽ là 17h45). Đối với ngày lễ, thời gian mở cửa sẽ ngắn hơn từ 9h00 sáng đến 13h00 chiều.

Có một số ngày ngôi đền sẽ đóng cửa để thực hiện những ngày lễ quan trọng của quốc gia đó là: 1/1, 1/5 và 25/12 hằng năm.

Đặc biệt hơn, địa danh này không bán vé nên khách du lịch có thể tự do ra vào tham quan miễn phí.

Cách di chuyển đến đền

Để di chuyển đến đền Pantheon, bạn có thể sử dụng tàu điện, Taxi, xe Bus. Phương tiện được người dân địa phương sử dụng nhiều nhất chính là tàu điện bởi sự thuận tiện, chi phí rẻ và có rất nhiều chuyến.

Bạn có thể yên tâm trong việc đón tàu bởi cứ 10 phút sẽ có một chuyến nên bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để chờ đợi.

Bên cạnh đó, bạn có thể bắt chuyến xe Bus số 40, 60 và 64 từ sân bay Rome để đến địa điểm tham quan. Vì cửa đền khá đông nên nếu đi bằng xe Bus, bạn sẽ phải xuống trạm gần đó rồi đi bộ một quãng đường ngắn để đến nơi.

Những món ăn nhất định phải thử khi đến đền Pantheon

Ghé thăm địa điểm du lịch đền Pantheon của nước Ý, bạn không nên bỏ qua một số món ăn đặc trưng như sau:

Carbonara - món ăn đặc trưng của nước Ý

Carbonara – món ăn đặc trưng của nước Ý

Carbonara

Carbonara hay mì Ý sốt kem chính là món ăn “kinh điển” của nước Ý với thành phần chính gồm thịt xông khói, trứng, phô mai và kem tươi. Món ăn này đã chinh phục khẩu vị của khá nhiều “tín đồ” ẩm thực trên thế giới. Chính vì vậy sau khi ghé thăm đền Pantheon, bạn nhất định phải ghé vào nhà hàng gần đó để thưởng thức hương vị tuyệt vời này.

Carciofi Alla Giudea

Đây là món ăn đặc biệt được chế biến từ những bông hoa Atiso được tẩm ướp gia vị rồi chiên qua hai lần với dầu Oliu. Đây là món ăn thích hợp khi dùng trong thời tiết se lạnh nên hãy thưởng thức món này vào khoảng thời gian giao mùa cuối thu và đầu đông nhé!

Cacio Pepe

Đây là món ăn thể hiện sự tinh hoa của ẩm thực Ý với các thành phần đơn giản như mì ống, phô mai và hạt tiêu. Bạn có thể thưởng thức món ăn này kèm với một chút rượu vang đỏ sẽ giúp cho hương vị món ăn thêm đậm đà hơn.

Qua bài viết trên, AB TRAVEL đã tổng hợp các thông tin chi tiết về đền Pantheon ở Rome để bạn có thể tìm hiểu và tham khảo. Từ đó, bạn có thể lưu địa điểm này vào chuyến Tour du lịch Ý để thêm phần hấp dẫn và nhiều kỷ niệm đáng nhớ hơn!