Có dịp một lần được đặt chân đến Mỹ, du lịch Philadelphia bạn đừng quên ghé thăm kỳ quan lịch sử Chuông tự do. Một trong những biểu tượng nổi tiếng hàng đầu tại xứ sở cờ hoa với vết nứt đặc trưng, độc đáo. Bài viết hôm nay, mời bạn cùng AB TRAVEL đi khám phá mọi thông tin về chiếc chuông nứt đặc biệt này. Chuông tự do của Philadelphia nằm ở đâu? Vì sao nó bị nứt và nhiều điều bí ẩn khác nữa?
Chân dung chiếc chuông nứt lừng danh tại Philadelphia
Lịch sử ra đời của chiếc chuông nứt
Mặc dù là biểu tượng cho nền độc lập của quốc gia Hoa Kỳ, nhưng thực tế Chuông tự do từng được đúc tại Anh. Nó được chủ tịch Quốc hội Pennsylvania Isaac Norris đặt làm ở xưởng đúc Whitechapel, London vào năm 1751. Ý định ban đầu của ông là sẽ đặt quả chuông tại tòa nhà chính quyền bang Pennsylvania. Nơi mà sau đó đã trở thành địa điểm lừng danh một thời diễn ra nhiều cuộc tranh luận về Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp.
Lịch sử ra đời của Chuông tự do tại thành phố Philadelphia cực đặc sắc
Tham gia Tour du lịch Mỹ và đến Philadelphia, bạn sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng quả chuông này ngay tiểu bang Pennsylvania, bang Philadelphia. Quả chuông từng được rung lên thử, nhưng nó ngay lập tức bị nứt. Mặc dù sau đó nó cũng được nấu chảy và đúc lại bởi 2 nghệ nhân John Pass và John Stow. Thế nhưng, sau đó nó vẫn không làm cho Norris hài lòng về tiếng kêu. Cuối cùng, chuông được treo nhiều năm trong gác chuông của tòa nhà độc lập Pennsylvania. Bên trên thân chuông có khắc tên của Pass và Tow cùng một câu trích dẫn trong kinh thánh: “Hãy tuyên bố tự do, độc lập cho mọi cư dân trên khắp cõi này”.
Vết nứt trên quả chuông có từ khi nào?
Mặc dù là biểu tượng của nước Mỹ, nhưng Chuông tự do được đúc tại Anh
Như đã nói, ngay từ khi vừa cập bến thành phố Philadelphia, Chuông tự do đã bị nứt sau một lần đánh thử. Sau đó nó được nấu chảy và đúc lại 2 lần nhưng cả 2 đều không thành công. Tuy nhiên, trên đây chỉ là lời giải thích của các hướng dẫn viên du lịch Philadelphia. Còn về thực tế, vấn đề quả chuông bị nứt thế nào hoàn toàn không được đề cập rõ ràng. Dù trong tình huống nào, rõ ràng vết nứt cũng đã xuất hiện vào thế kỷ 19. Đồng thời, chuông vẫn là một biểu tượng đặc trưng của nền độc lập Mỹ. Nó là niềm tự hào của người dân bản địa và nằm trong các điểm thu hút du lịch nhất hiện nay.
Tại sao nó lại được đặt tên là Chuông tự do?
Cái tên này được hình thành từ những năm 1837, khi các vết nứt có lẽ đã xuất hiện. Một án phẩm theo chủ nghĩa bãi nô có tên là “hồ sơ chống nô lệ” đã gắn tên của chuông vào 2 chữ “tự do”. Hai năm sau 1839, nhà xuất bản tờ báo chủ nghĩa bãi nô William Lloyd Garrison cũng đã ngầm công bố cái tên này. Ông đăng một bài thơ có tên “The Liberty Bell” (Chuông Tự do). Cái tên Chuông tự do chính thức được sử dụng từ đó.
Những câu chuyện liên quan đến chiếc chuông
Đừng bỏ qua điểm đến thu hút này khi đến Philadelphia
Sau cuộc nội chiến nước Mỹ, chiếc chuông này từng thực hiện một chuyến “lưu diễn” toàn quốc. Điều này nhằm củng cố vị trí của nó trong lịch sử đầy vẻ vang của nước Mỹ. Sau đó, nó cũng được nhiều nhóm xã hội khác sử dụng nhằm mục đích ủng hộ quyền bầu cử cho phụ nữ. Có thể nói, người dân xứ sở này tin rằng, cái Chuông này chính là biểu tượng mạnh mẽ nhất của sự tự do.
Chuông tự do từng được rung lên vào ngày 4 tháng 7 năm 1776 tại thành phố Philadelphia. Đây là thời điểm đại hội quốc dân “Second Continental Congress” tiến hành cuộc họp để biểu quyết chấp thuận bản tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ.Sau khi Hoa Kỳ giành được độc lập, người dân sống trong yên bình, chiếc chuông này bắt đầu bị lãng quên nhiều năm. Mãi cho đến năm 1830, nhiều hội đấu tranh nhỏ lẻ đòi bãi bỏ chế độ nô lệ, chuông mới được biết đến lại.
Những cái tên khác của Chuông tự do
Chuông ban đầu có tên là “State House Bell”, Chuông Quốc hội. Sau đó, nó mới chính thức có tên mới là Chuông tự do vì đồng hành cùng nhiều cuộc chiến tranh đòi quyền tự do cho người dân và phụ nữ. Ngoài ra nó còn có tên khác là Chuông nứt. Tiếng Anh được gọi bằng “Liberty Bell”.
Câu kinh thánh được khắc trên Chuông tự do
Cái tên trên Chuông tự do cũng là câu kinh thánh bán về tự do, độc lập
Chuông tự do có khắc câu trích dẫn Kinh thánh sâu sắc: “Hãy tuyên bố tự do, độc lập cho toàn bộ người dân trên khắp cõi đất này”. Câu trích dẫn này được chính ông Norris chọn ra để đánh dấu kỷ niệm 50 năm Hiến chương Đặc quyền năm 1701 của William Penn. Đến Philadelphia, bạn sẽ được tận mắt nhìn thấy dòng chữ thiêng liêng trên bề mặt chuông.
Không ai thực sự biết về tiếng chuông kêu thế nào
Chuông tự do đã từng vang lên rất nhiều lần trong những năm tháng mà nó tồn tại. Từ sự kiện thông báo thời gian, gọi tên các nhà lập pháp đến họp cho đến nhắc thời điểm đọc tin tức. Một thời gian dài, tiếng chuông đã trở thành âm thanh quen thuộc của người dân Philadelphia. Trong những thập kỷ cuối thế kỷ 18 đầy biến động, tiếng chuông cũng vang lên dồn dập. Nó đánh dấu nhiều dịp quan trọng trong lịch sử.
Cuối cùng, chuông vang lên những thanh âm cuối cùng vào một tuần trước ngày sinh của Washington để vinh danh vị tổng thống tuyệt vời của nước Mỹ. Kể từ đó, nó không còn rung nữa, cho đến nay không ai thực sự biết về tiếng kêu của tiếng chuông này. Đến tham quan địa điểm nổi tiếng này, bạn chỉ có thể nhìn ngắm nhưng không nghe chuông rung lên nữa.
Sự thật về vết nứt của Chuông tự do
Trên thực tế, việc sửa chữa hàn gắn xóa đi vết nứt trên chiếc chuông trước giờ không phải là điều quá khó với người thợ lành nghề. Phải chăng, vết nứt này được tiền nhân để lại nhằm nhắn nhủ một thông điệp sâu sắc đến đời sau về tự do?
Cụ thể:
- Không có sự tự do, độc lập nào là thực sự trọn vẹn, không trải qua đau thương tranh đấu. Chính vì vậy, chúng ta nhất định phải yêu quý tự do, hòa bình, không chiến tranh, giết chóc.
- Ngoài ra, còn một giả thuyết cho rằng, có lẽ có quá nhiều người đến mong cầu tự do nơi chiếc chuông nên nó phải nứt thêm nhiều lần nữa.
Chuông tự do – Điểm đến thu hút khách du lịch bậc nhất tại Philadelphia
Chuông tự do từ lâu đã là hiện thân cho nhiều câu chuyện ly kỳ tại nước Mỹ. Nếu được một lần đến Philadelphia, hãy để AB TRAVEL đồng hành cùng bạn trên hành trình ghé thăm chiếc chuông này để cảm nhận không khí kiêu hùng còn ẩn chứa bên trong nó.
0 bình luận