Châu Âu luôn được xem là điểm đến đáng mơ ước của nhiều du khách với những địa điểm du lịch hấp dẫn, nền văn hoá đa dạng, kiến trúc đặc sắc và thiên nhiên bao la tươi đẹp. Tuy nhiên, việc xin Visa du lịch Châu Âu có thể sẽ gặp phải nhiều khó khăn và thủ tục phức tạp. Trong bài viết này, hãy để AB TRAVEL cung cấp cho bạn những kinh nghiệm hữu ích để giúp cho việc xin Visa của bạn trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Visa du lịch Châu Âu là gì?
Visa du lịch Châu Âu còn gọi là Visa Schengen
Visa du lịch Châu Âu hay còn gọi là Visa Schengen, đây là một loại giấy phép nhập cảnh cần thiết cho công dân nước ngoài muốn tham quan, du lịch, hoặc tham gia các hoạt động khác trong một khoảng thời gian nhất định ở khu vực Châu Âu. Tuy nhiên, những quy định về việc xin Visa du lịch Châu Âu giữa các quốc gia sẽ có những điểm khác nhau. Chính vì vậy, bạn nên tìm hiểu hoặc liên hệ với Lãnh sự quán của quốc gia mà bạn muốn ghé thăm trước khi bắt đầu chuẩn bị hồ sơ xin Visa.
Visa Châu Âu đi được những quốc gia nào?
Việc xin Visa du lịch Châu Âu tuy khá khó khăn nhưng một khi đã sở hữu trong tay chiếc thẻ quyền lực – Visa Schengen, bạn có thể di chuyển một cách tự do và thuận tiện hơn giữa 26 nước thuộc khối Hiệp ước chung Schengen bao gồm: Cộng hòa Séc, Ba Lan, Hungary, Slovenia, Slovakia, Estonia, Litva, Latvia, Malta, Iceland, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Hà Lan, Đan Mạch, Pháp, Bỉ, Luxembourg, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Đức, Ý, Áo, Hy Lạp, Liechtenstein và Thụy Sĩ.
Visa Châu Âu có những loại nào?
Visa Châu Âu được chia thành ba loại chính: loại A, C và D:
- Visa quá cảnh Schengen (loại A) là loại visa thông thường, được sử dụng cho các trường hợp quá cảnh trong lãnh thổ các nước Schengen và không được rời khu vực quá cảnh ở sân bay.
- Visa Schengen ngắn hạn (loại C) là loại visa cho phép người sở hữu Visa lưu trú và di chuyển trong khu vực Schengen trong một khoảng thời gian nhất định, thường là tối đa 90 ngày. Visa loại C thường được sử dụng cho các mục đích du lịch, thăm viếng, hoặc các công việc ngắn hạn. Visa Schengen dài hạn (loại D) là loại visa có thời hạn cho phép lưu trú và di chuyển trong khu vực Schengen trong thời gian dài hơn 90 ngày.
- Visa loại D thường được sử dụng cho các mục đích học tập, làm việc, tham quan gia đình hoặc các hoạt động có thời hạn khác. Việc xác định chính xác loại Visa cũng là một yếu tố khá quan trọng khi xin Visa du lịch Châu Âu.
Visa Schengen có thể sử dụng ở 26 nước Châu Âu
Điều kiện để xin được Visa Châu Âu
Việc chuẩn bị một hồ sơ đầy đủ và chính xác, cùng với chứng minh các yếu tố quan trọng sẽ giúp hồ sơ xin Visa du lịch Châu Âu của bạn được đánh giá cao hơn.
Hồ sơ đầy đủ và chính xác
Bạn phải nộp đầy đủ các tài liệu và giấy tờ yêu cầu, bao gồm: hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng, ảnh chân dung, mẫu đơn xin cấp Visa, bằng chứng tài chính (sao kê tài khoản ngân hàng, giấy tờ sở hữu tài sản), bảo hiểm du lịch và lịch trình chi tiết.
Cần phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và chính xác
Chứng minh mục đích du lịch
Đương đơn cần chứng minh rõ ràng mục đích du lịch của mình bằng một lịch trình càng cụ thể càng tốt về thời gian, địa điểm, bạn sẽ đến những đâu và gặp những ai, thông tin về các điểm đến, xác nhận đặt phòng khách sạn, vé máy bay hoặc tàu xe và các hoạt động dự kiến khác.
Kinh nghiệm xin visa du lịch Châu Âu
Chứng minh đủ khả năng tài chính
Việc chứng minh tài chính là yếu tố bắt buộc, nó thể hiện cho Lãnh sự quán thấy rằng bạn hoàn toàn có đủ điều kiện, kinh phí để chi trả cho chuyến du lịch tại đất nước của họ. Khi tài chính của bạn càng mạnh thì càng tạo được sự tin tưởng của phía cơ quan lãnh sự, từ đó giúp cho việc xin Visa du lịch Châu Âu của bạn dễ dàng hơn.
Sổ tiết kiệm, sao kê ngân hàng, giấy tờ sở hữu tài sản (nhà, xe), giấy phép kinh doanh hay thậm chí là hợp đồng lao động, bảng lương cũng chính là những yếu tố giúp chứng minh tài chính của đương đơn.
Đảm bảo quay trở lại đất nước của mình
Việc bạn cam kết sẽ quay trở lại Việt Nam sau khi thị thực hết hiệu lực là vấn đề mà Đại sứ quán các nước Châu Âu quan tâm hàng đầu. Bởi họ không muốn bất cứ rủi ro nào trên đất nước của họ với các trường hợp nhập cư trái phép. Chính vì lẽ đó, bạn cần chứng minh được rằng tuy các nước Châu Âu là những vùng đất đáng mơ ước của nhiều người nhưng mục đích của bạn hoàn toàn chỉ là đến tham quan và du lịch.
Bạn còn rất nhiều dự định cho tương lai cũng như những ràng buộc về gia đình và công việc của mình tại quê hương, nên vốn không có ý định ở lại sinh sống hay làm việc trên đất nước của họ. Điều này có thể được chứng minh bằng cách nộp các giấy tờ như hợp đồng lao động, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận học tập hoặc xác nhận các mối quan hệ gia đình khác.
Cần phải có bảo hiểm du lịch trong suốt chuyến đi
Bảo hiểm du lịch
Đương đơn cần có bảo hiểm du lịch có hiệu lực trong suốt thời gian bạn lưu trú tại Châu Âu. Bảo hiểm này phải bao gồm mức bảo hiểm y tế và trách nhiệm dân sự đủ để đáp ứng các chi phí y tế và các trường hợp khẩn cấp.
Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ xin Visa du lịch Châu Âu
Thủ tục và hồ sơ xin Visa du lịch Châu Âu là câu hỏi rất phổ biến được nhiều du khách quan tâm và tìm hiểu khi muốn du lịch đến các quốc gia thuộc khu vực Schengen. Vậy chúng ta cần phải chuẩn bị những gì để hồ sơ xin Visa của bạn có tỉ lệ thành công cao?
Xác định điểm đến
Bạn cần phải xác định điểm đến trước khi chuẩn bị hồ sơ xin visa du lịch Châu Âu, bởi mỗi quốc gia trong khu vực Schengen có thể có những yêu cầu khác nhau về hồ sơ và thủ tục xin Visa. Bạn nên chọn quốc gia mà bạn muốn nhập cảnh đầu tiên hoặc lưu trú dài nhất trong hành trình của bạn để nộp đơn xin Visa tại Đại sứ quán của quốc gia đó.
Ngoài ra, việc xác định điểm đến cũng giúp bạn lên kế hoạch cho chuyến du lịch của mình một cách hiệu quả và tiết kiệm. Bạn có thể tìm hiểu về các điểm tham quan, ẩm thực, văn hóa, lịch sử và các hoạt động thú vị tại các quốc gia mà bạn muốn ghé thăm.
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ
Cần hoàn tất đầy đủ các thông tin và giấy tờ sau để tăng khả năng hồ sơ xin Visa du lịch Châu Âu của bạn được thông qua bởi Đại sứ quán.
- Tờ khai xin Visa đến quốc gia mà bạn muốn nhập cảnh đầu tiên hoặc lưu trú dài nhất trong hành trình khám phá các nước khối Schengen. Tờ khai được điền đầy đủ và chính xác các thông tin bằng tiếng Anh và có chữ ký của đương đơn.
- 02 hình thẻ 3,5×4,5 cm, ảnh chụp trên nền trắng, không quá 6 tháng.
- Hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng, photo các trang đã đóng dấu và nộp cả bản chính.
- Sơ yếu lý lịch, giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân (photo, công chứng đầy đủ).
- Giấy tờ chứng minh nghề nghiệp: Nếu là người làm công ăn lương, bạn chuẩn bị hợp đồng lao động, sao kê tài khoản ngân hàng nhận lương 3 tháng gần nhất, đơn xin nghỉ phép đi du lịch có thời gian trùng khớp với lịch trình chuyến đi. Nếu là doanh nhân (chủ doanh nghiệp), bạn chuẩn bị giấy phép đăng ký kinh doanh và biên lai nộp thuế trong 3 tháng gần nhất dịch sang tiếng Anh và công chứng.
- Giấy tờ chứng minh tài chính: Đảm bảo sổ tiết kiệm có từ 100 triệu đồng trở lên và thời hạn gửi trên 2 tháng trước khi xin Visa. Giấy xác nhận số dư tài khoản dịch sang tiếng Anh. Bổ sung các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu đất đai, chứng khoán, xe hơi, du thuyền,… (nếu có) để tăng tỉ lệ đậu Visa Châu Âu của bạn hơn.
Thời gian nhận kết quả hồ sơ xin Visa du lịch Châu Âu
Thời gian nhận kết quả hồ sơ xin Visa du lịch Châu Âu có thể khác nhau tùy thuộc vào quốc gia và loại Visa mà bạn đang xin. Thông thường, quy trình xét duyệt Visa có thể mất khoảng từ 15 đến 30 ngày. Trong khoảng thời gian này Lãnh sự quán hoàn toàn có thể yêu cầu du khách cung cấp thêm thông tin hoặc mời phỏng vấn để xác minh lại những thông tin cần thiết.
Một số lưu ý khi phỏng vấn xin Visa du lịch Châu Âu
Để tăng tỉ lệ thành công và tạo ấn tượng tốt với Đại sứ quán khi xin Visa du lịch Châu Âu bạn nên lưu ý thêm một số điều sau đây Khi đến văn phòng Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán để nộp hồ sơ xin Visa, hãy ăn mặc chỉn chu và lịch sự. Tránh mặc quần áo quá phô trương, hở hang hoặc quá lôi thôi. Đảm bảo bạn đến văn phòng theo đúng thời gian và địa điểm được ghi trên giấy hẹn. Mang theo tất cả các giấy tờ cần thiết như hộ chiếu, ảnh chân dung, đơn xin Visa và các giấy tờ khác mà yêu cầu Visa đòi hỏi. Điều này giúp bạn tránh việc phải quay trở lại hoặc bị từ chối trong quá trình nộp hồ sơ. Tuân thủ tất cả các quy tắc, quy định và hướng dẫn của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán. Điều này bao gồm việc chấp hành quy định về an ninh, không mang các vật cấm vào văn phòng và tuân thủ hướng dẫn của nhân viên. Khi giao tiếp với nhân viên tại văn phòng, hãy thể hiện sự tự tin và lịch sự. Trả lời các câu hỏi chính xác, đúng sự thật. Đối xử tôn trọng và lịch sự với nhân viên để tạo ấn tượng tốt.
Trên đây là toàn bộ những bí quyết và kinh nghiệm xin Visa du lịch Châu Âu mà AB TRAVEL đã tổng hợp và chia sẻ. Hy vọng những thông tin này sẽ góp một phần giúp bạn tiến gần hơn nữa đến giấc mơ Châu Âu của mình.
0 bình luận